VNMAC

Kỷ niệm 6 năm ngày thành lập VNMAC. Nỗ lực hơn nữa vì một Việt Nam không còn bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

(04/03/20 14:51)

Trước yêu cầu cấp thiết cần có một cơ quan đại diện cho Chính phủ để chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác KPHQBM dài hạn, trung hạn, ngày 4/3/2014, VNMAC được thành lập theo Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Image
Bộ đội Công Binh trục vớt bom dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội

Ra đời trong bối cảnh khoa học kỹ thuật quân sự phát triển mạnh mẽ, Nhà nước đẩy mạnh giao lưu hội nhập quốc tế, trong đó hợp tác quốc tế về KPHQBM là một trong những nội dung cần được ưu tiên, từ năm 2015 đến 2019 VNMAC đã đón tiếp hàng trăm lượt đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc; phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia, Nhật Bản, Anh Quốc... xây dựng kế hoạch tài trợ, triển khai thực hiện Chương trình 504 giai đoạn 2020-2025. Việc huy động tối đa các nguồn lực, sự trao đổi tích cực chuyên môn, nghiệp vụ với tổ chức trong và ngoài nước đã góp phần nâng cao năng lực KPHQBM, đẩy nhanh tiến độ làm sạch môi trường sống cho nhân dân.Theo Đại tá Nguyễn Hạnh Phúc, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc VNMAC, trong 3 năm đầu hoạt động, VNMAC đã gặp không ít khó khăn. Trung tâm trong quá trình xây dựng; nhân sự còn thiếu; lực lượng KPHQBM mỏng; cơ chế hoạt động với các ban, bộ, ngành, địa phương chưa đồng bộ; khả năng vận động tài trợ từ nguồn vốn trong và ngoài nước gặp nhiều hạn chế… là những vướng mắc mà trung tâm phải vượt qua. Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Quốc phòng cùng nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ, nhân viên trong đơn vị, VNMAC bước đầu đi vào triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

ImageThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng BQP, Trưởng Cơ quan thường trực BCĐ 701 tham gia chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nguy cơ bom mìn.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, Bên cạnh hoạt động khảo sát, rà phá, tuyên truyền giáo dục, VNMAC luôn chú trọng việc huy động nguồn lực triển khai hoạt động giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng bởi BMVN sau chiến tranh, nhiều đợt hỗ trợ sinh kế cho hàng trăm nạn nhân trên cả nước đã được thực hiện; thí điểm mô hình can thiệp phục hồi chức năng, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho nạn nhân bom, mìn; kết nối giải quyết chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ một số dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng và cung cấp dịch vụ công tác xã hội khác cho nạn nhân tại các tỉnh: Hà Giang, Quảng Trị… Đồng thời triển khai tuyên truyền về thực trạng và hậu quả bom, mìn nhằm tiếp tục vận động tài trợ quốc tế; giáo dục ý thức phòng tránh tai nạn bom, mìn cho hàng nghìn cán bộ, sinh viên, học sinh và quần chúng nhân dân tham gia tại nhiều địa phương trên cả nước.

Tiếp tục triển khai hiệu quả dự án Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định; tiếp tục nghiên cứu, mở rộng quy mô dự án ra các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

ImageCác buổi làm việc của cán bộ VNMAC với KOICA và UNDP trong khuôn khổ dự án

Ngày 01/02/2019, sau thời gian dài nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, Ban nghành và lấy ý kiến rộng rãi, VNMAC đã hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt, ban hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Đây là một bước tiến rất lớn trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam và được Liên Hợp quốc, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đánh giá cao.

Thời gian tới, VNMAC tiếp tục phối hợp với Bộ tư lệnh Binh chủng Công binh; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Hỗ trợ KPHQBM Việt Nam, UBND các tỉnh tập trung thực hiện xã hội hóa hoạt động rà phá BMVLN; triển khai các dự án nghiên cứu khoa học và dự án nâng cao năng lực cho các tổ chức và địa phương. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đã ký kết với Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế với Nga, Đức, Cộng hòa Séc... đề xuất hỗ trợ về năng lực dò tìm, xử lý bom, mìn dưới biển và chế tạo trang thiết bị dò tìm, xử lý bom, mìn... Đồng thời đẩy mạnh công tác hỗ trợ, triển khai chính sách xã hội đối với nạn nhân bom, mìn một cách toàn diện với phương châm KPHQBM không đơn thuần vì phục vụ mục đích nhân đạo mà còn vì mục tiêu phát triển.

ImageGiáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn cho các em nhỏ luôn được VNMAC ưu tiên phối hợp triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước.

Trần Hữu Thành

Phòng Kế hoạch điều phối

*
*
*
0 bình luận

Tin tức mới



Liên kết trang