Dữ liệu số liệu
Tổng thư ký Liên hợp quốc ban hành Báo cáo Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2013-2018 và Chiến lược 2019-2023
(22/09/21 14:44)
Ngày 10/8/2021, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã ban hành Báo cáo Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2013-2018 và Chiến lược 2019-2023, trong đó đánh giá cao các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn của Việt Nam trong thời gian qua. Bản báo cáo này, bao gồm giai đoạn từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 7 năm 2019, được đệ trình theo nghị quyết 72/75 của Đại hội đồng về hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn. Nêu bật những xu hướng quan trọng trong hành động bom mìn và một số thành tựu chính của các thành viên của Nhóm điều phối liên cơ quan về hành động bom mìn, do Cục Hành động bom mìn chủ trì. Cung cấp báo cáo cuối cùng về việc thực hiện Chiến lược của Liên hợp quốc về hành động bom mìn 2013–2018 và giới thiệu Chiến lược của Liên hợp quốc về hành động bom mìn 2019–2023.
Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày Công ước Cấm bom mìn có hiệu lực, một công cụ quan trọng của luật pháp quốc tế và một công cụ giải trừ vũ khí nhân đạo thành công. Nó cũng đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày ký Công ước về quyền trẻ em, có liên quan đến việc trẻ em bị ảnh hưởng không tương xứng bởi vật nổ.
Báo cáo đã nhiều lần đề cập đến những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn trong thời gian qua.
Khắc phục hậu quả bom mìn, duy trì hòa bình bền vững, tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn là chủ đề phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Việt Nam tổ chức ngày 08/4/2021.
Ban Biên tập xin lược trích một số nội dung trong Báo cáo liên quan đến công tác khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Phần 4: “Trong lúc công tác KPHQBM đã có nhiều tiến triển tích cực tại các nước như CHDCND Lào và Việt Nam, số lượng các vùng bị ô nhiễm bom mìn mới phát hiện hoặc tình trạng ô nhiễm nặng nề hơn đã tăng lên ở các khu vực hiện đang có xung đột leo thang, chẳng hạn như trong và xung quanh khu vực Nagorno-Karabakh ở tiểu vùng Nam Caucasus, ở Myanmar và vùng Tigray của Ethiopia.”
- Phần 14: “Năm 2020, quỹ LHQ đã hỗ trợ tái hồi phục 164 km2 đất trước đây bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ cho người dân, khiến cho đất đai an toàn cho hoạt động sản xuất. Số lượng đất đai này là sự tổng hợp kết quả của hoạt động KPHQBM ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, các nước như Afghanistan, Cam-pu-chia, Colombia và Việt Nam có tỷ lệ rà phá bom mìn cao nhất. Năm 2020, LHQ đã biến 900 cơ sở hạ tầng dân sự, như trường học và bệnh viên, thành những nơi an toàn.”
- Phần 23: “Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã địa phương hóa các hoạt động HTNN, xây dựng một đánh giá nhanh về tác động của COVID-19 đổi với NKT, trong đó có nạn nhân bom mìn, vật nổ, giúp đỡ 6.000 người được đánh giá là “dễ bị ảnh hưởng”.
- Phần 34: “Thu thập dữ liệu là công tác cốt lõi nhằm đảm bảo phương pháp hỗ trợ đầy đủ, theo nhu cầu của nạn nhân bom mìn, vật nổ. Với sự hỗ trợ của UNDP, Chính phủ Việt Nam đã khởi động sáng kiến thu thập dữ liệu quy mô quốc gia tập trung vào NKT, với mục tiêu của các quá trình lập kế hoạch chiến lược, ưu tiên hóa và hiệu quả thực hiện các chương trình HTNN.”
- Phần 47: “Với sự hỗ trợ của UNDP, việc phối hợp của Chính phủ Hàn Quốc và các quốc gia bị ảnh hưởng bởi bom mìn, vật nổ ở Đông Nam Á, trong đó có Cam-pu-chia, Lào Và Việt Nam đã có tác dụng chia sẻ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng năng lực nhằm khắc phục hậu quả của chiến tranh”.
- Phần 57: “Các quốc gia thành viên, trong đó có thành viên của Hội đồng Bảo an, rất coi trọng công tác KPHQBM, thể hiện qua một số các cuộc tranh biện tổ chức trong suốt thời gian báo cáo công tác. Tháng 4 năm 2021, Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Bảo an, đã tổ chức thảo luận mở của Hội đồng với chủ đề “KPHQBM và duy trì hòa bình bền vững: tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn”. Phiên họp mở với sự tham gia của Tổng thư ký LHQ đã khẳng định vai trò của công tác KPHQBM trong việc cho phép thực hiện nhiệm vụ của một số hoạt động hòa bình và tạo cơ hội để khám phá những thách thức và cơ hội đối với hoạt động KPHQBM trong việc thúc đẩy tiến bộ trong các hoạt động nhân đạo, phát triển, hòa bình và an ninh.”
Báo cáo đã đề cập đến Việt Nam 6 lần. Khi so sánh với các quốc gia khác có các dự án KPHQBM của UNDP, chỉ có Yemen được đề cập nhiều trong báo cáo năm 2012.
Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế các Giám đốc Chương trình hành động bom mìn quốc gia và Cố vấn Liên hợp quốc lần thứ 23 năm 2020 tại Geneva, Switzerland
Xem chi tiết Báo cáo tại đây: