Hợp tác quốc tế

Công tác vận động tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2015 - 2020

(26/06/20 21:13)

Chương trình Hành động quốc gia Khắc phục hậu quả bom mìn (KPHQBM) sau chiến tranh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, từ đó đến nay công tác vận động tài trợ được Ban Chỉ đạo quốc gia KPHQBM sau chiến tranh (BCĐ 504) nay là Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh (BCĐ 701) quan tâm đặc biệt, cùng với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, đến nay hoạt động này đã nhận được những kết quả bước rất tích cực.

Việt Nam đã ký kết các bản ghi nhớ với các nước, các tổ chức quốc tế, chia se thông tin về công tác KPHQBM đến Chính phủ các nước, kết nối công tác KPHQBM trong nước với quốc tế, các nhà tài trợ, đối tác thường xuyên. Trên thực tế, hợp tác KPHQBM đã trở thành một kênh hợp tác thiết thực giữa Việt Nam với khối ASEAN (như thành lập Nhóm công tác về Hành động bom mìn nhân đạo trong khuôn khổ ADMM+). KPHQBM cũng là một nội dung quan trọng trong hợp tác song phương với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…  thông qua các tổ chức Phi Chính phủ các nước đã hỗ trợ Việt Nam thông qua nhiều hoạt động thiết thực.

Công tác quản lý dữ liệu:

Trung tâm Cơ sở dữ liệu (CSDL) bom mìn quốc gia được thành lập với nhiệm vụ thu thập các thông tin, dữ liệu về các hoạt động KPHQBM sau chiến tranh trên toàn quốc; xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành các quy chế liên quan đến hoạt động thu thập, chia sẻ thông tin, dữ liệu về hoạt động KPHQBM và tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý thông tin KPHQBM sau chiến tranh. Nổi bật là dự án “Nâng cao năng lực quản lý thông tin trong KPHQBM” do Hoa Kỳ tài trợ thông qua tổ chức NPA thực hiện từ 2016 - 2019. Dự án đã giúp xây dựng, hoàn thiện Trung tâm CSDL quốc gia bao gồm hệ thống trang thiết bị đồng bộ, phần mềm cập nhật dữ liệu IMSMA 6 và tổ chức tập huấn cho cán bộ nhân viên về nghiệp vụ, chuyên môn. Hiện nay đang tiến hành cập nhật số liệu.

Chuyên gia hướng dẫn cập nhật số liệu

Lớp học Tiếng Anh cho cán bộ nhân viên TT CSDL

Nâng cao năng lực:

Tổ chức NPA cũng đã ký Bản ghi nhớ với VNMAC về hợp tác và cung cấp cố vấn kỹ thuật cấp cao từ 2017 - 2019, Trong thời gian thực hiện, cố vẫn đã thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của mình trong đề xuất với Ban TGĐ thực hiện Chương trình 504, tiếp xúc với Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế để vận động tài trợ nguồn lực, tham gia đề xuất một số nội dung trong dự án KOICA, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên về nhiệm vụ của một trung tâm hành động mìn quốc gia và nhận thức về tiêu chuẩn hành động mìn quốc tế (IMAS).

Image

Lễ ký Bản ghi nhớ về cung cấp Cố vấn kỹ thuật cấp cao VNMAC

Tổ chức Golden West cũng giúp cho VNMAC trong Chương trình đào tạo giảng viên về xử lý y tế và xử lý bom mìn vật nổ theo tiêu chuẩn IMAS. Các học viên lớp tập huấn xử lý vật nổ được nghiên cứu sâu hơn về các loại vũ khí, bom, mìn, vật nổ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam, thực hành thành thạo các loại máy dò bom mìn ở độ sâu lớn, nhận biết và xử lý các tín hiệu vật nổ, nắm chắc được quy trình rà phá cơ động, rà phá theo khu vực và quy trình, biện pháp trong quá trình hủy nổ. Học viên lớp tập huấn xử lý y tế ban đầu được học kiến thức chuyên sâu hơn về nhận biết, phân loại và xử lý các loại chấn thương, kỹ năng thực hành tại hiện trường ứng phó khẩn cấp và phương pháp kỹ năng giảng dạy. Trong tương lai VNMAC có thể tự đào tạo nhân viên xử lý y tế ban đầu và nhân viên xử lý bom mìn vật nổ IMAS cho mình.

Image

Lớp tập huấn IMAS

Ngoài ra, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực KPHQBM như GICHD, IC đã hỗ trợ tư vấn về xây dựng cơ chế quản lý hoạt động KPHQBM sau chiến tranh tại Việt Nam; Hỗ trợ xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền; hỗ trợ kinh phí tham gia các hội thảo/hội nghị trong nước và quốc tế về KPHQBM; Triển khai Dự án Quản lý rủi ro dài hạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh (MORE), dự án áp dụng thí điểm bộ quy trình quản lý chất lượng

Image

Tập huấn vè Quản lý chất lượng

Image

Cán bộ VNMAC tham dự Hội thảo Pháp lý tại Li-băng

Nhìn chung, Các NGOs tích cực kết nối với cộng đồng KPHQBM quốc tế, thông qua hỗ trợ các hội nghị, hội thảo, Việt Nam được tiếp cận với kinh nghiệm, công nghệ, tiêu chuẩn mới nhất của thế giới về công tác KPHQBM sau chiến tranh; mở ra cơ hội hợp tác với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu. như công nghệ dò tìm dưới nước, trên biển, các phần mềm công nghệ liên quan.

NGOs cũng tích cực tham gia vào hoạt động của Nhóm Đối tác KPHQBM sau chiến tranh tại Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, định hướng cho công tác khắc phục bom mìn tại Việt Nam đạt hiệu quả.

Hỗ trợ kinh phí và chuyên gia: Các tổ chức PCP (NPA, IC, GW) đại diện nhà tài trợ tham gia các dự án và quản lý kinh phí.

Về chuyên gia: trực tiếp làm việc, trao đổi kết nối giữa VNMAC với nhà tài trợ.

Phối hợp tổ chức thực hiện: phối hợp thực hiện các hoạt động chung như tuyên truyền ngày 4/4 (IC), tập huấn quản lý chất lượng (MAG)... Ngoài ra, LWG là diễn đàn chia sẻ, cập nhật thông tin về các văn bản pháp quy trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn, các hoạt động đang diễn ra tại các NGOs.

Các thông tin cập nhật, chia sẻ kinh nghiệm và tham vấn từ các NGOs có hiệu quả.

Tuy nhiên: (i) hiệu quả kinh phí chưa cao: mỗi dự án kinh phí nhỏ. (ii): Chủ yếu tâp trung nâng cao năng lực, chưa đáp ứng nhu cầu cấp thiết là dò tìm, xử lý bom mìn. Công nghệ tài trợ chưa đáp ứng nhu cầu; (iii) Kinh phí quản lý, chuyên gia cao, (iv) Do sự lệ thuộc vào kinh phí từ nhà tài trợ, nhiều dự án, hạng mục cam kết tài trợ trong các bản ghi nhớ ko được duy trì, thiếu kinh phí...

Bám sát KH 504 giai đoạn 2020 - 2025, thông tin kịp thời các quy định, chính sách của VNMAC giúp các NGO nắm được các thủ tục liên quan đến định hướng, ưu tiên từ đó hai bên có thể kết hợp vận động tài trợ thành công.

Tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan đến công tác vận động, sử dụng và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo đúng pháp luật hiện hành.

Phát huy hiệu quả của Nhóm Đối tác KPHQBM, trao đổi thông tin, định hướng ưu tiên tài trợ, đánh giá thực chất kết quả hoạt động của các NGOs. Xây dựng MAPG thành diễn đàn trao đổi thông tin và kinh nghiệm dự án, tạo điều kiện cho việc nắm bắt thông tin và lồng ghép nguồn vốn của cơ quan quản lý, tránh sự tài trợ chồng chéo về lĩnh vực hay địa bàn.

Thực hiện hiệu quả các dự án đang triển khai nhằm tạo sự tin tưởng của nhà tài trợ.

Củng cố và tăng cường năng lực các cơ quan đầu mối về công tác phi chính phủ nước ngoài, đảm bảo có cán bộ chuyên trách, có kinh nghiệm và được đào tạo đáp ứng được yêu cầu của công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ hiệu quả.

Phạm Thị Minh Phượng

Phòng Đối ngoại - VNMAC

*
*
*
0 bình luận

Tin tức mới



Liên kết trang